Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2022

Tôi bị mất tập trung ra sao

Cái tính lười biếng và hay trì hoãn của tôi là nguyên nhân chính dẫn đến công việc mà tôi cần phải làm bị kéo dài lê thê không có hồi kết. Ngoài ra sự mất tập trung cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình là việc của tôi.  Sự mất tập trung với tôi có thể xảy ra trong: - Ngắn hạn. - Hoặc trong dài hạn. Sự mất tập trung về ngắn hạn làm cho tôi quên mất mình đang tập trung làm công việc gì, và thường dẫn đến việc bỏ dở công việc đang cần thực hiện. Có thể là một thời gian sau đó mới sực nhớ ra rằng mình đang phải làm một công việc nào đó, mà đến giờ mới nhớ ra là mình cần phải tiếp tục làm việc lấy. Hoặc cũng có thể là quên hẳn luôn công việc đó, cho đến khi được người khác nhắc là mình cần phải làm và hoàn thành công việc đó. Hậu quả của hành vi mất tập trung trong ngắn hạn làm tôi bỏ dở dang những công việc đáng ra có thể hoàn thành được trong thời gian ngắn thay vì phải kéo dài lê thê không có hồi kết.Tôi gặp phải những trường hợp bị mất tập trung như sau đây: - Có thể là một cuộc đ

Tôi cần phải ngủ sâu và ngủ đủ giấc

Với tôi thời gian ngủ và ngủ như thế nào phụ thuộc rất nhiều theo tuổi tác và cường độ vận động của bản thân. Trong kí ức ủa tôi, khi còn chịu sự quản lý về thời gian của người lớn, ngủ khi nào, ngủ bao nhiêu và ngủ tại đâu là do người lớn quy định. Lúc này ngủ không phải theo nhu cầu của cơ thể, mà theo yêu cầu của người khác. Thời điểm đó, hiếm khi nào bản thân chủ động tìm đến với giấc ngủ. Có thể nói đó là thời gian rất quý trọng dành cho việc vui chơi của cá nhân. Và tôi tìm mọi cách có thể để không phải đi ngủ. Vì thời gian khi thức sẽ làm được nhiều việc lắm: xem tivi nè, đi chơi ngoài vườn, đọc truyện... Nhưng trong đó tuyệt không có chuyện đi ngủ. Tôi chỉ đi ngủ theo yêu cầu của người lớn (bị la, bị bắt đi ngủ) thì mới chịu đi ngủ. Còn đi vào giấc ngủ như thế nào và ngủ được trong bao lâu có lẽ là sẽ theo nhu cầu của cơ thể. Thời gian đó, tôi rất muốn thức khuya (để coi phim) và ngủ dậy trễ (ngủ đến khi nào hết muốn ngủ nữa thì thôi). Nhưng công bằng mà nói thì đúng là thời đi

Sao tôi mệt quá vậy nè

Ở một bài nào đó trước đây, tôi có kể cho các bạn nghe về một ngày mệt mỏi te tua tơi tả của tôi rồi. Không phải ngày nào của tôi cũng là một ngày kinh khủng như vậy đâu nhé, đó là một trải nghiệm đặc biệt của tôi thôi. Chứ nếu ngày nào tôi cũng phải trải qua từng đấy điều chắc là tôi không tồn tại nổi đâu. Tôi phải ghi chú điều này lại để không nhiều bạn nghĩ rằng tôi tạo nên một tình huống giả tưởng để xí gạt mọi người. Nhưng xin thưa đó là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi đấy các bạn ạ. Tình huống đó là một ví dụ cho thấy khi người ta bị đẩy đến tình trạng mệt mỏi, thì thường tùy theo sức chịu đựng của mỗi người mà chúng ta sẽ bị đẩy qua đến mức kiệt sức (quá mức cố gắng của chúng ta). Trong tình huống đó tôi đã cố gắng để chịu đựng, chịu đựng liên tục, để đến cuối cùng, đã quá sức chịu đựng của bản thân, quá mệt mỏi, thì sau một hồi chửi trời mắng đất tôi đã bệt xuống và khóc như một đứa con nít (hơi xấu hổ thật mỗi khi nhớ đến cảnh này). Nhưng nó quá sức chịu đựng của tôi lúc đó r

Tôi mệt mỏi và suy nhược ra sao

Khi cảm nhận sự mệt mỏi, nhưng sau đó cố gắng vượt qua bằng phương pháp không thích hợp sẽ dẫn đến kiệt sức. Kiệt sức trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược đó. Một ngày bắt đầu khi báo thức của điện thoại rung và báo thức lúc 5h sáng, cảm giác thiếu ngủ và mắt nặng trĩu kéo tôi chùng lại và phản ứng bằng cách vô thức tắt báo thức, sau đó tự nhủ rằng sẽ ngủ ráng thêm 10ph nữa thôi. Nhưng đời không như là mơ, tôi mở mắt ra thì đồng hồ đã trôi thêm được 1h nữa. Tôi bật dậy để kịp chuẩn bị một cách vô vọng cho hành trình một ngày mới.. Và một ngày làm việc kết thúc bằng việc lê tấm thân về nhà sau một ngày làm việc với tình trạng mờ mắt vì phải dính vào màn hình máy tính, người uể oải vì phải dính vào cái ghế chỗ ngồi suốt ngày. Trên đường về, với một lộ trình từ công ty về đến nhà tôi lại bị kẹt cứng trong các điểm kẹt xe trên đường. Nóng, mệt và bực bội vì xe cứ phải nhích từng chút giữa dòng xe cộ bấm còi inh ỏi, khói bụi, hơi nóng bao vây tứ phía, cái khẩu trang t

Tìm hiểu nguyên nhân trì hoãn ở chính tôi

Chúng ta có phải là người hay trì hoãn ( procrastinate ) hay không? Nhìn nhận một cách thẳng thắng và không ngại xấu hổ thì tôi thấy rằng sự trì hoãn có rất nhiều trong cả một quãng thời gian dài của cuộc đời mà tôi đã trải qua. Có vô số những sự việc mà tôi đã trì hoãn, từ việc nhỏ cho đến những việc lớn, từ những việc mà không đọng lại cho tôi ký ức nào nếu chỉ ngồi nhớ lại, cho đến những việc là dấu mốc thay đổi cuộc đời tôi. Và nhìn nhận lại thì tôi nhận thấy rằng mỗi khi bước vào tình trạng trì hoãn trong một thời gian dài, và sau đó là sự vùng lên thoát khỏi sự trì hoãn đó thì mỗi mốc thời gian đó đều là những mốc thời gian có sự chuyển biến lớn trong cuộc đời của tôi. Và những chuyển biến đó là xấu hay tốt đối với tôi? Sẽ có luồng suy nghĩ khác nhau khi tôi ngồi lại và đánh giá lại chuyện đó.  - Những hậu quả tiêu cực: đây là thứ tôi nhận ra rằng mình đã đánh mất hoặc bỏ lỡ khi thực hiện bước chuyển đổi này. Và tôi thường tiếc về những gì mình đã bỏ lỡ hơn là những gì mình đánh

Khôn ngoan khi biết trì hoãn

 Mặc dù thường được coi là hành vi tiêu cực trong đa số trường hợp thì ở một mặt khác, sự trì hoãn có thể là một hành vi thể hiện sự khôn ngoan khi chúng ta đứng trước tình huống mà chúng ta nghĩ rằng nó có thể là xấu, hoặc trong những tình huống mà chúng ta không có đủ dữ liệu, chưa biết nó là gì để có thể tiến hành được. Khi đối diện với một tình thế bất ngờ, đột ngột. Chúng ta thường có những lựa chọn sau: 1. Phản ứng lại theo bản năng, phản ứng lại luôn mà không cần suy nghĩ nhiều. 2. Dừng lại, để đầu óc kịp nhảy số đánh giá được đây là gì rồi mới thực hiện theo suy nghĩ. 3. Đứng hình luôn, không biết làm gì hết. Việc phản ứng ngay lập tức như lựa chọn thứ 1 có thể dẫn đến kết quả tốt hay không tốt sẽ tùy thuộc vào quá khứ chúng ta có kinh nghiệm tương tự tốt hay không tốt. Nếu trong quá khứ, chúng ta từng có kinh nghiệm với tình huống tương tự như tình huống đang xảy ra, và chúng ta có lựa chọn như thế nào thì vô thức chúng ta sẽ thực hiện như vậy lần nữa. Kết quả đem lại như thế

Sự kém cỏi khi rơi vào vòng lẩn quẩn của trì hoãn

 Khi phải sống trong cảm giác tội lỗi một thời gian dài vì sự trì hoãn, chúng ta có thể sẽ để suy nghĩ của chúng ta thành các hướng sau: 1. Dần quen và sống chung với tội lỗi một cách bình thản, coi như đó là một phần tất yếu của cuộc sống. 2. Cảm giác tội lỗi sẽ dày vò chúng ta từng ngày, từng giờ một.. rồi đến một lúc nào đó chúng ta thấy giá trị của bản thân chúng ta trở nên rất thấp, thấp một cách thảm hại, dần dần chúng ta tự đánh giá rằng mình là kẻ rất kém cỏi. Kém cỏi vì sự trì hoãn và kém cỏi vì mình có tội mà mình không làm gì được. Cảm giác tầm thường, kém cỏi này do chúng ta tự nhìn nhận, và đánh giá bản thân mình là không được, là không chấp nhận được. Tự nhìn nhận bản thân kém cỏi có thể là động lực, thôi thúc chúng ta phải hành động để vượt qua được tình trạng hiện tại của bản thân hoặc làm được những điều chúng ta chưa làm được. Nhưng tự nhìn nhận bản thân là kém cỏi cũng có thể là sự tự ti của chúng ta, chúng ta cảm thấy bản thân thiếu năng lực và kém hơn so với những

Sự trì hoãn và mặc cảm tội lỗi

 Trì hoãn ngoài tạo cho chúng ta một khối lượng công việc khổng lồ phải giải quyết và đặt chúng ta trong tình trạng lúc nào cũng căng thẳng, thì việc trì hoãn còn dẫn đến cảm giác tội lỗi dày vò chúng ta mọi lúc mọi nơi. Cảm giác có tội trong tình huống này là do chúng ta cảm thấy sự trì hoãn của chúng ta là sai trái về đạo đức (chúng ta đang chỉ xét đến khía cạnh đạo đức trong giai đoạn này) vì có một việc mà chúng ta cứ phải dời tới dời lui mà chưa thực hiện và hoàn thành được như mong đợi của bản thân hoặc như đã hứa/ cam kết với người khác. Chúng ta lờ mờ hoặc rõ ràng nhận thấy việc kéo dài như vậy là sai, sai lắm về mặt đạo đức, vì vậy chúng ta mới thấy có lỗi. Cảm giác tội lỗi này sẽ dày vò chúng ta liên tục, nhất là những lúc nghĩ đến việc bị chúng ta trì hoãn. Nhưng liệu cảm giác có lỗi này có khiến chúng ta vượt qua được và tiến đến việc thực hiện và hoàn thành công việc không? Xin thưa là có lúc nó sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta vượt qua sự trì hoãn để quay về với công việc

Sự trì hoãn và sự lười biếng có phải là một hay không?

Lười biếng và Trì hoãn là 1 cặp trạng thái thường đi kèm với nhau. Thường sẽ có nhận định rằng những người lười biếng cũng sẽ là những người hay trì hoãn. Vậy câu hỏi đầu tiên là trì hoãn là gì? Hoãn là dời lại, lùi lại (một mốc thời gian) Trì là giữ lại + nắm chặt lấy, làm chậm lại. Trì hoãn là dừng không thực hiện một kế hoạch, một sự việc nào đó khi biết rằng nếu dừng lại sẽ có những hậu quả không tốt, tiêu cực hoặc theo một chủ đích nào đó, và thường phải mất một thời gian lâu sau mới có thể tiếp tục thực hiện tiếp hoặc có thể dẫn đến bỏ luôn không thực hiện nữa. Như trì hoãn không viết bài là cứ nghĩ đến việc viết bài, rồi lại thôi, không viết, rồi lại nghĩ đến việc viết nữa, rồi lại thôi... Sự trì hoãn thường là một chuỗi: suy nghĩ đến - quyết tâm làm - nhưng lại không làm - rồi lại suy nghĩ đến -..... Kết quả của sự trì hoãn thường sẽ là mất rất nhiều thời gian để từ suy nghĩ chuyển thành hành động và thường kèm theo một loạt những vấn đề phát sinh. Và những lý do đưa ra để giải

Phải sáng tạo để không phải làm nhiều việc

Khi phải lặp đi lặp lại một việc, một hành động... trong một thời gian dài, chúng ta dễ có cảm giác buồn chán. Từ cảm giác buồn chán sẽ dễ chuyển sang ý định không thực hiện việc này nữa hoặc trì hoãn không muốn làm nữa. Có thể nói sự lười biếng đã bắt đầu trỗi dậy. Chúng ta đứng trước lựa chọn sau: 1. Là phải tiếp tục lặp đi lặp lại sự buồn chán vô tận này để kết thúc công việc. 2. Bỏ luôn đó, không làm nữa. Có thể là bỏ luôn không làm nữa hoặc chuyển sang làm việc khác cho đỡ buồn chán, sau đó chuyển sang làm tiếp việc này. 3. Tìm cách để có thể làm được việc này với ít công sức hơn. Có thể bằng một phương pháp khác hoặc bằng một trình tự khác để rút thời gian thực hiện việc lặp đi lặp lại này. Người được đánh giá siêng năng là người sẽ lựa chọn giải pháp (1), họ sẽ cần mẫn tiếp tục thực hiện công việc dù phải tốn nhiều thời gian và công sức cho việc phải làm. Sự siêng năng này sẽ được đánh giá là tốt, và người được gắn mác siêng năng sẽ được sử dụng như một tấm gương sáng cho những

Biếng ăn dưới góc độ của lợi ích cá nhân

 Khi một người cảm thấy mình đang trong tình trạng (lười/làm) biếng ăn thì họ sẽ như thế nào? Ai cũng biết ăn là sẽ cần thiết cho cơ thể, nhưng có thể vì một hay nhiều lý do gì đó mà lại đưa bản thân vào tình trạng biếng ăn. Và ai cũng biết trạng thái như vậy là không tốt. Để giải quyết vấn đề này cũng có nhiều cách khác nhau và mỗi người sẽ tìm cho mình được nhiều cách để xử lý vấn đề này. Nếu nhìn ở góc độ tiêu cực của việc biếng ăn sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt, thì ta có thể liệt kê ra những hậu quả không tốt đối với từng người, từng trường hợp riêng để giải quyết theo từng hậu quả một. 1. Không ăn sẽ đói. 2. Khi đói bụng sẽ cồn cào, khó chịu 3. Cơn cồn cào khó chịu sẽ chuyển thành đau đớn 4. Quá cơn đau sẽ ngất xỉu 5. Không ăn sẽ không có năng lượng (sức) để chơi, làm việc, học tập 6. Không ăn đủ chất cơ thể sẽ không phát triển được tốt = không đẹp. 7. Không ăn thì cơ thể sẽ không hồi phục được khi đang bị bệnh, sau phẫu thuật... ... Nếu xác định không ăn là sẽ chết thì nên ă