Chuyển đến nội dung chính

Sự trì hoãn và sự lười biếng có phải là một hay không?

Lười biếng và Trì hoãn là 1 cặp trạng thái thường đi kèm với nhau. Thường sẽ có nhận định rằng những người lười biếng cũng sẽ là những người hay trì hoãn.

Vậy câu hỏi đầu tiên là trì hoãn là gì?

Hoãn là dời lại, lùi lại (một mốc thời gian)

Trì là giữ lại + nắm chặt lấy, làm chậm lại.

Trì hoãn là dừng không thực hiện một kế hoạch, một sự việc nào đó khi biết rằng nếu dừng lại sẽ có những hậu quả không tốt, tiêu cực hoặc theo một chủ đích nào đó, và thường phải mất một thời gian lâu sau mới có thể tiếp tục thực hiện tiếp hoặc có thể dẫn đến bỏ luôn không thực hiện nữa. Như trì hoãn không viết bài là cứ nghĩ đến việc viết bài, rồi lại thôi, không viết, rồi lại nghĩ đến việc viết nữa, rồi lại thôi...

Sự trì hoãn thường là một chuỗi: suy nghĩ đến - quyết tâm làm - nhưng lại không làm - rồi lại suy nghĩ đến -.....

Kết quả của sự trì hoãn thường sẽ là mất rất nhiều thời gian để từ suy nghĩ chuyển thành hành động và thường kèm theo một loạt những vấn đề phát sinh.

Và những lý do đưa ra để giải thích cho việc trì hoãn thường là những lý do hết sức vô lý, không chấp nhận được.

Như lý do được đưa ra cho việc tôi không viết bài có thể là do:

- Có nhiều thứ để suy nghĩ quá, nên không viết được.

- Không có ý tưởng gì để viết = không suy nghĩ được gì, nên cũng không viết được.

- Không có thời gian để viết.

- Có quá nhiều thời gian nên cứ để đó từ từ rồi viết.

...

Những lý do để trì hoãn như liệt kê ở trên có thể thấy là các cặp lý do đối nghịch, phủ định nhau. Nếu vậy thì ai cũng như tôi thì trên đời này không có ai làm được việc này á!?

Và khi nhìn lại thì những lý do trên đúng là không hợp lý để giải thích cho vì sao phải trì hoãn.

Vậy tại sao cứ phải đưa ra những lý do trên để rồi không làm việc?

Sự trì hoãn làm chúng ta phải đối diện với một núi công việc chưa hoàn thành được.

Thì trì hoãn việc 1 thì lại đến việc 2, trì hoãn tiếp việc 2 thì lại có việc 3, rồi việc 4, việc 5.. cứ như vậy ta phải đối diện với rất nhiều vấn đề cần giải quyết với một quỹ thời gian một ngày là 24h mà ai cũng có như ai...

Ngoài ảnh hưởng đến chất lượng công việc, sự trì hoãn còn dẫn đến sự căng thẳng tâm lý, làm sao mà không căng thẳng được khi công việc cần giải quyết thì ngày nào cũng sẽ có, trong khi công việc chưa giải quyết xong thì vẫn còn đó do bị trì hoãn. Sự chồng chất lên ngày càng nhiều, từ sự căng thẳng sẽ chuyển dần sang tâm lý bị quá tải, lúc nào cũng cảm thấy bận rộn do mình đang có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Lúc đó sẽ phải đứng trước lựa chọn:

1. Bỏ chạy, bỏ lại hết tất cả.

2. Cố gắng, cố gắng trong tuyệt vọng.

3. Tạm dừng lại, để tìm giải pháp cho vấn đề và tìm cách chữa trị căn bệnh trì hoãn của bản thân.

Nhưng nghiệt ngã thay, những người có thói quen trì hoãn thường sẽ rất khó bỏ được thói quen này. Vì trì hoãn trong lĩnh vực này, khi bỏ chạy rồi cũng đến lúc sẽ gặp lại vấn đề, lúc đó người ta sẽ tìm đến sự trì hoãn như một lựa chọn một cách vô thức, để rồi lại tiếp tục sa vào một vũng bùn khác. Cuộc đời sẽ là những chuỗi ngày của bất hạnh. Trừ khi chúng ta gặp được hoàn cảnh khiến chúng ta được cứu vớt và thức tỉnh, thì họa may cuộc đời mới sang được một trang mới.

Chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề về sự trì hoãn ở những lần tới nhé.



Bài đăng phổ biến từ blog này

Activity diagram, Component Diagram and Deployment Diagram in System Analysis and Design

Activity diagram Activity diagrams are widely used in system analysis and design to model the behavior of a system, particularly for business processes and workflows. In system analysis and design, activity diagrams are used to model the steps or activities involved in a particular process or use case scenario. Activity diagrams in system analysis and design typically have the following characteristics: Start and end points: The diagram should begin with a start point, which represents the initiation of the process or use case, and end with an end point, which represents the completion of the process or use case. Actions: The actions or steps involved in the process or use case should be represented by rectangular boxes, and the actions should be organized in a logical sequence. Control flow: The flow of control between actions should be represented by arrows. Arrows should indicate the order in which actions are performed and the conditions that determine the path of the process or us

Diagrams in System Analysis and Design

Diagrams in System Analysis and Design In system analysis and design, diagrams are used to represent the different aspects of a system, its components, and their interactions. The main types of diagrams used in system analysis and design include: Use case diagrams: This type of diagram is used to describe the functionality of a system from the user's perspective. It shows the different use cases (or scenarios) in which a user interacts with the system, as well as the actors (or users) who are involved in those interactions. Activity diagrams: This type of diagram is used to represent the flow of activities within a system. It shows the sequence of activities and decisions involved in a particular process or use case. Sequence diagrams: This type of diagram is used to represent the interaction between objects in a system. It shows the sequence of messages exchanged between objects in a particular scenario or use case. Class diagrams: This type of diagram is used to represent the str

Suffix -ing -es -ed in English

-ING ID End with Rules For example (e.g.) 1 e End in 'e' - drop the 'e' then add 'ing' live > living drive > driving joke > joking 2 ie End in 'ie': - i > y - drop the 'e' then add 'ing' lie > lying die > dying 3 ee, oe, ye Just add 'ing' see > seeing, agree > agreeing tiptoe > tiptoeing dye > dyeing 4 w, x, y Just add 'ing' bow /baʊ/ > bowing fix /fiks/ > fixing say /seɪ/ > saying 5 vowel + consonant 1. (End in vowel-consonant) + One-syllable word 2. (End in vowel + consonant ) + stress (final syllable) > x2 final cosonant + _ing 1. put > putting sit > sitting cut > cutting run > running 2. beginning 6 c Add a -k + -ing mimic /ˈmɪm.ɪk/ > mimicking 7 consonant + vowel + -l [en] double -l + -ing [us] just add -ing travel > travelling [en] - traveling [us] 8 others Just add 'ing' rain > raining -ED ID End with Rules For example (e.g.) 1 e End in 'e