Chuyển đến nội dung chính

Sự kém cỏi khi rơi vào vòng lẩn quẩn của trì hoãn

 Khi phải sống trong cảm giác tội lỗi một thời gian dài vì sự trì hoãn, chúng ta có thể sẽ để suy nghĩ của chúng ta thành các hướng sau:

1. Dần quen và sống chung với tội lỗi một cách bình thản, coi như đó là một phần tất yếu của cuộc sống.

2. Cảm giác tội lỗi sẽ dày vò chúng ta từng ngày, từng giờ một.. rồi đến một lúc nào đó chúng ta thấy giá trị của bản thân chúng ta trở nên rất thấp, thấp một cách thảm hại, dần dần chúng ta tự đánh giá rằng mình là kẻ rất kém cỏi. Kém cỏi vì sự trì hoãn và kém cỏi vì mình có tội mà mình không làm gì được.

Cảm giác tầm thường, kém cỏi này do chúng ta tự nhìn nhận, và đánh giá bản thân mình là không được, là không chấp nhận được.

Tự nhìn nhận bản thân kém cỏi có thể là động lực, thôi thúc chúng ta phải hành động để vượt qua được tình trạng hiện tại của bản thân hoặc làm được những điều chúng ta chưa làm được.

Nhưng tự nhìn nhận bản thân là kém cỏi cũng có thể là sự tự ti của chúng ta, chúng ta cảm thấy bản thân thiếu năng lực và kém hơn so với những người khác. Chúng ta tưởng rằng, bản thân chúng ta là thấp kém. Điều này sẽ dẫn đến sự tiêu cực là đánh giá sai lệch bản thân, tạo sự trì trệ trong công việc cho chúng ta. Trong mọi việc, chúng ta cảm thấy vì mình thấp kém, vì mình thiếu năng lực nên mình không có thể hoàn thành hoặc nếu có hoàn thành thì cũng không tốt hơn được gì so với người khác.

Người tự nhìn nhận bản thân mình là kém cỏi, tầm thường trong một thời gian dài sẽ có xu hướng co mình lại, tránh tiếp xúc với người khác, và chính vì sự cô lập bản thân lại như vậy sẽ làm cho người đó không nhận được sự hỗ trợ từ những người khác. Đó là sự cuộn mình và từ chối sự giúp đỡ từ những người khác. Vì cảm thấy kém cỏi, nên bản thân thấy rất khó có thể học tập và nâng cấp bản thân. Từ đó chúng ta từ chối việc học tập và ngày càng sa vào chấp nhận tình trạng tồi tệ này.

Cảm giác kém cỏi sẽ làm chúng ta tự phân chia ra các giai cấp, trong đó bản thân thuộc giai cấp kém cỏi sẽ phải chịu nằm ở tầng dưới cùng của xã hội. Sự phân chia giai cấp theo suy nghĩ tiêu cực này càng làm bản thân xa rời với xã hội. Từ cảm giác mình thấp kém, sẽ dẫn đến sự ganh ghét những người khác, những người mà bản thân tự xếp vào tầng lớp cao hơn mình. Sự ganh ghét đố kỵ tiêu cực sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực cho chính bản thân hoặc cho người xung quanh mình.

Quay lại cảm giác kém cỏi phát sinh khi chúng ta rơi vào vòng lẩn quẩn của trì hoãn, chúng ta sẽ thấy sự trì hoãn sẽ đem đến nhiều vấn đề phát sinh theo chiều hướng tiêu cực.

Người hay trì hoãn sẽ nhận được những đánh giá tiêu cực từ những người xung quanh, họ sẽ được gán những nhãn mác như: lười biếng, thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, suy đồi về mặt đạo đức...

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự trì hoãn và sự lười biếng có phải là một hay không?

Lười biếng và Trì hoãn là 1 cặp trạng thái thường đi kèm với nhau. Thường sẽ có nhận định rằng những người lười biếng cũng sẽ là những người hay trì hoãn. Vậy câu hỏi đầu tiên là trì hoãn là gì? Hoãn là dời lại, lùi lại (một mốc thời gian) Trì là giữ lại + nắm chặt lấy, làm chậm lại. Trì hoãn là dừng không thực hiện một kế hoạch, một sự việc nào đó khi biết rằng nếu dừng lại sẽ có những hậu quả không tốt, tiêu cực hoặc theo một chủ đích nào đó, và thường phải mất một thời gian lâu sau mới có thể tiếp tục thực hiện tiếp hoặc có thể dẫn đến bỏ luôn không thực hiện nữa. Như trì hoãn không viết bài là cứ nghĩ đến việc viết bài, rồi lại thôi, không viết, rồi lại nghĩ đến việc viết nữa, rồi lại thôi... Sự trì hoãn thường là một chuỗi: suy nghĩ đến - quyết tâm làm - nhưng lại không làm - rồi lại suy nghĩ đến -..... Kết quả của sự trì hoãn thường sẽ là mất rất nhiều thời gian để từ suy nghĩ chuyển thành hành động và thường kèm theo một loạt những vấn đề phát sinh. Và những lý do đưa ra để giải

Tôi mệt mỏi và suy nhược ra sao

Khi cảm nhận sự mệt mỏi, nhưng sau đó cố gắng vượt qua bằng phương pháp không thích hợp sẽ dẫn đến kiệt sức. Kiệt sức trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược đó. Một ngày bắt đầu khi báo thức của điện thoại rung và báo thức lúc 5h sáng, cảm giác thiếu ngủ và mắt nặng trĩu kéo tôi chùng lại và phản ứng bằng cách vô thức tắt báo thức, sau đó tự nhủ rằng sẽ ngủ ráng thêm 10ph nữa thôi. Nhưng đời không như là mơ, tôi mở mắt ra thì đồng hồ đã trôi thêm được 1h nữa. Tôi bật dậy để kịp chuẩn bị một cách vô vọng cho hành trình một ngày mới.. Và một ngày làm việc kết thúc bằng việc lê tấm thân về nhà sau một ngày làm việc với tình trạng mờ mắt vì phải dính vào màn hình máy tính, người uể oải vì phải dính vào cái ghế chỗ ngồi suốt ngày. Trên đường về, với một lộ trình từ công ty về đến nhà tôi lại bị kẹt cứng trong các điểm kẹt xe trên đường. Nóng, mệt và bực bội vì xe cứ phải nhích từng chút giữa dòng xe cộ bấm còi inh ỏi, khói bụi, hơi nóng bao vây tứ phía, cái khẩu trang t

Cám dỗ của lười biếng

Tôi thật sự rất lười suy nghĩ, lười làm việc gì đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Cái này có phải là lười hay là chán? Đối với nhiều người thì "lười biếng" có thể là một trạng thái tiêu cực, nhưng đối với nhiều người thì đây lại là trạng thái tích cực. Khi xảy ra trạng thái này, có nhiều phản ứng khác nhau: - Có thể là tìm cách để thoát khỏi trạng thái này bằng cách làm gì đó khác với hoạt động hiện tại. Khác với hiện tại có thể tìm một việc khác để tăng cường độ vận động vật lý hoặc cũng có thể là giảm luôn hẳn cường độ vận động (như đi ngủ chẳng hạn) - Cứ để vậy luôn, làm biếng là làm biếng mà, thôi thì nó đang làm biếng thì cứ tà tà vậy đi. Thông thường khi đứng trước một vấn đề thì ta thường có những quyết định theo những chiều hướng sau: 1. Buông bỏ 2. Chấp nhận 3. Cố gắng vượt qua Buông bỏ có thể được đánh giá một sự thất bại, trong tư tưởng sẽ định hình tư duy "À việc này khó, mình không làm được đâu, sau này khỏi làm mất công" Chấp nhận có thể là sự hài lòng hoặc