Chuyển đến nội dung chính

Biếng ăn dưới góc độ của lợi ích cá nhân

 Khi một người cảm thấy mình đang trong tình trạng (lười/làm) biếng ăn thì họ sẽ như thế nào?

Ai cũng biết ăn là sẽ cần thiết cho cơ thể, nhưng có thể vì một hay nhiều lý do gì đó mà lại đưa bản thân vào tình trạng biếng ăn. Và ai cũng biết trạng thái như vậy là không tốt.

Để giải quyết vấn đề này cũng có nhiều cách khác nhau và mỗi người sẽ tìm cho mình được nhiều cách để xử lý vấn đề này.

Nếu nhìn ở góc độ tiêu cực của việc biếng ăn sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt, thì ta có thể liệt kê ra những hậu quả không tốt đối với từng người, từng trường hợp riêng để giải quyết theo từng hậu quả một.

1. Không ăn sẽ đói.

2. Khi đói bụng sẽ cồn cào, khó chịu

3. Cơn cồn cào khó chịu sẽ chuyển thành đau đớn

4. Quá cơn đau sẽ ngất xỉu

5. Không ăn sẽ không có năng lượng (sức) để chơi, làm việc, học tập

6. Không ăn đủ chất cơ thể sẽ không phát triển được tốt = không đẹp.

7. Không ăn thì cơ thể sẽ không hồi phục được khi đang bị bệnh, sau phẫu thuật...

...

Nếu xác định không ăn là sẽ chết thì nên ăn ngay và luôn cho rồi.

Khi xác định được những bất lợi gây ra trong hiện tại và tương lai do biếng ăn, ta sẽ có động lực để ăn và thoát khỏi tình trạng biếng ăn.

Nhưng không phải lúc nào biết được những hậu quả thì ta đều có thể tìm cách để vượt qua được, với biếng ăn cũng vậy. Ai cũng có thể nói là hậu quả của biếng ăn thì sẽ là abc, xyz... nhưng để có thể đi đến hành động thì cần có sự nỗ lực để đi đến được. Hành động hay không hành động đều có lợi ích (mục đích) ngắn hạn hoặc lâu dài.

VD: Biết không ăn là sẽ cào ruột, nhưng giờ đang xem phim hay quá, ráng thêm xíu nữa, ráng thêm xíu nữa để thêm tập A, rồi hay quá, ráng thêm tập B.... vì đói, cào ruột lúc đó có thể chịu đựng được.. và cuối cùng coi hết series thì xỉu luôn vì quá đói rồi.

Tại mỗi thời điểm, ai cũng sẽ có một vài chuyện cần phải làm = có nhiều lợi ích có thể đạt được. Và tương ứng với mỗi lợi ích thì chúng ta phải trả một cái giá tương ứng (phải suy nghĩ, làm những gì, mất bao lâu để làm, mất bao nhiêu công sức để làm...). Và theo bản năng mỗi người sẽ có lựa chọn khác nhau:

- Sẽ có người chọn việc dễ nhất, nhàn nhất để làm.

- Có người sẽ chọn việc mình thích để làm (dù lợi ích chả có là bao nhiêu hoặc phải tốn rất nhiều công sức)

- Cũng có người sẽ chọn việc tương đối nhất (lợi ích tương đối với công bỏ ra)

Quay lại về vấn đề biếng ăn, ta cũng có những lựa chọn tương ứng như vậy khi làm biếng ăn và tìm cách để vượt qua cái sự làm biếng này. Nó sẽ lý giải cho tại sao có người lại biếng ăn, có người lại ăn uống điều độ, có người lại ăn uống vô tội vạ.

Trên đây là nhìn nhận ở những góc độ tiêu cực khi xảy ra tình trạng biếng ăn. Vậy ở góc độ tích cực, tình trạng biếng ăn ở đây xảy ra khi nào? Có thể sẽ là những trường hợp sau đây.

- Biếng ăn xuất phát từ vấn đề tâm lý (do stress, do gặp phải một biến cố lớn về tâm lý..)

- Biếng ăn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có vấn đề (cũng có thể là một bệnh lý do một phần, một bộ phận nào đó trong cơ thể).

- Biếng ăn cũng có thể do ăn quá dài một món

....

Từ những lý do đó, ta sẽ tìm thấy được những vấn đề ẩn bên dưới mà ta cần phải giải quyết đến tận cùng. Nên lúc này có thể xem biếng ăn là một dấu hiệu để ta có thể giải quyết được những vấn đề khác.

Kết lại là nếu nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, ta sẽ có được cái nhìn phong phú hơn đối với tình trạng biếng ăn, nhất là trên góc độ nhìn nhận những lợi ích đem lại cho cá nhân.



Bài đăng phổ biến từ blog này

Diagrams in System Analysis and Design

Diagrams in System Analysis and Design In system analysis and design, diagrams are used to represent the different aspects of a system, its components, and their interactions. The main types of diagrams used in system analysis and design include: Use case diagrams: This type of diagram is used to describe the functionality of a system from the user's perspective. It shows the different use cases (or scenarios) in which a user interacts with the system, as well as the actors (or users) who are involved in those interactions. Activity diagrams: This type of diagram is used to represent the flow of activities within a system. It shows the sequence of activities and decisions involved in a particular process or use case. Sequence diagrams: This type of diagram is used to represent the interaction between objects in a system. It shows the sequence of messages exchanged between objects in a particular scenario or use case. Class diagrams: This type of diagram is used to represent the str

Activity diagram, Component Diagram and Deployment Diagram in System Analysis and Design

Activity diagram Activity diagrams are widely used in system analysis and design to model the behavior of a system, particularly for business processes and workflows. In system analysis and design, activity diagrams are used to model the steps or activities involved in a particular process or use case scenario. Activity diagrams in system analysis and design typically have the following characteristics: Start and end points: The diagram should begin with a start point, which represents the initiation of the process or use case, and end with an end point, which represents the completion of the process or use case. Actions: The actions or steps involved in the process or use case should be represented by rectangular boxes, and the actions should be organized in a logical sequence. Control flow: The flow of control between actions should be represented by arrows. Arrows should indicate the order in which actions are performed and the conditions that determine the path of the process or us

Use Case Diagram, Sequence Diagrams and Class Diagram in System Analysis and Design

Use Case Diagram A use case diagram is a type of diagram used in system analysis and design to represent the interactions between users (or actors) and a system. It illustrates the different ways in which users can interact with the system and the different tasks or use cases that the system supports. Use case diagrams consist of the following components: Actors: These are the entities (e.g. users, external systems, or devices) that interact with the system. Use cases: These are the tasks or functions that the system supports. Each use case represents a specific goal or activity that a user can perform within the system. Relationships: These show the associations between actors and use cases. The relationships can be one-to-one, one-to-many, or many-to-many. System boundary: This is a box that contains all the use cases and actors that are part of the system. Use case diagrams are useful for identifying the different user roles and their interactions with the system, as well as the spe