Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

Lười biếng xét trong lợi ích cho chính bản thân

 Xét trong một nhóm người, hành vi lười biếng xuất hiện là dấu hiệu để phải đánh giá xem liệu hoạt động đó có thật sự có ích cho cả nhóm hay không? Hoặc nếu khi xem xét thấy nó là phù hợp, là đúng cho tất cả trừ người đó ra thì ta phải xem xét ở một góc độ khác là "Liệu người này có phù hợp để tồn tại trong nhóm hay không?" Trả lời được câu hỏi trên thì sẽ có cơ sở để loại người này khỏi nhóm. Vì phải đứng trước 2 lựa chọn: 1. Mọi người vì một người: cả nhóm phải làm sao để người này theo được nhóm (nhóm thay đổi, điều chỉnh để người này có thể tái hòa nhập)  2. Một người vì mọi người: người đó nên thay đổi ra sao (vận động, thuyết phục, giáo dục.. để người này theo được với nhóm) hoặc nên được đưa đến 1 nhóm khác phù hợp hơn (= đuổi khỏi nhóm) Đó là trong hệ quy chiếu 1 nhóm người. Giờ ta sẽ xét đến trong chính bản thân người đó. Về cơ bản, ai cũng có thể nhận ra được đâu là lợi ích cho chính bản thân mình. Còn về lâu dài nó có phải là lợi ích hay không thì cũng phải cân nhắ

Lười biếng là sao trong một nhóm người

 Như ở bài trước, lười biếng có thể được định nghĩa khi xét trong hệ quy chiếu 1 người với những những người còn lại trong một nhóm người. Và một người "được" dán nhãn mác là "lười biếng" khi họ không làm những điều mà những người còn lại trong nhóm đều làm, hay cụ thể hơn là bắt buộc phải làm. Nhưng trong một tình huống mà việc phải làm đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho mỗi người trong nhóm thì việc làm ít hơn, hay không làm việc đó không còn được gọi là "lười biếng" nữa, mà lúc này được gọi là "ngu". Vậy vấn đề ở đây là tiêu chuẩn của sự lười biếng sẽ dựa trên những việc có ích cho số đông (đa số), là lợi ích cho số đông, chứ không phải là lợi ích cho số ít (thiểu số). Nhưng có thật sự là lợi ích này có ích cho số đông trong nhóm hay không? Hay chỉ có lợi cho một nhóm thiểu số nắm giữ thì lại là một vấn đề khác nữa. (Sẽ phải tìm  hiểu thêm). Vậy nếu xét trong hệ quy chiếu là nhóm người thì lười biếng sẽ được đánh dấu bằng việc làm ít hơn, hoặc l

Cám dỗ của lười biếng

Tôi thật sự rất lười suy nghĩ, lười làm việc gì đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Cái này có phải là lười hay là chán? Đối với nhiều người thì "lười biếng" có thể là một trạng thái tiêu cực, nhưng đối với nhiều người thì đây lại là trạng thái tích cực. Khi xảy ra trạng thái này, có nhiều phản ứng khác nhau: - Có thể là tìm cách để thoát khỏi trạng thái này bằng cách làm gì đó khác với hoạt động hiện tại. Khác với hiện tại có thể tìm một việc khác để tăng cường độ vận động vật lý hoặc cũng có thể là giảm luôn hẳn cường độ vận động (như đi ngủ chẳng hạn) - Cứ để vậy luôn, làm biếng là làm biếng mà, thôi thì nó đang làm biếng thì cứ tà tà vậy đi. Thông thường khi đứng trước một vấn đề thì ta thường có những quyết định theo những chiều hướng sau: 1. Buông bỏ 2. Chấp nhận 3. Cố gắng vượt qua Buông bỏ có thể được đánh giá một sự thất bại, trong tư tưởng sẽ định hình tư duy "À việc này khó, mình không làm được đâu, sau này khỏi làm mất công" Chấp nhận có thể là sự hài lòng hoặc