Chuyển đến nội dung chính

Lười biếng xét trong lợi ích cho chính bản thân

 Xét trong một nhóm người, hành vi lười biếng xuất hiện là dấu hiệu để phải đánh giá xem liệu hoạt động đó có thật sự có ích cho cả nhóm hay không? Hoặc nếu khi xem xét thấy nó là phù hợp, là đúng cho tất cả trừ người đó ra thì ta phải xem xét ở một góc độ khác là "Liệu người này có phù hợp để tồn tại trong nhóm hay không?"

Trả lời được câu hỏi trên thì sẽ có cơ sở để loại người này khỏi nhóm. Vì phải đứng trước 2 lựa chọn:

1. Mọi người vì một người: cả nhóm phải làm sao để người này theo được nhóm (nhóm thay đổi, điều chỉnh để người này có thể tái hòa nhập) 

2. Một người vì mọi người: người đó nên thay đổi ra sao (vận động, thuyết phục, giáo dục.. để người này theo được với nhóm) hoặc nên được đưa đến 1 nhóm khác phù hợp hơn (= đuổi khỏi nhóm)

Đó là trong hệ quy chiếu 1 nhóm người.

Giờ ta sẽ xét đến trong chính bản thân người đó.

Về cơ bản, ai cũng có thể nhận ra được đâu là lợi ích cho chính bản thân mình. Còn về lâu dài nó có phải là lợi ích hay không thì cũng phải cân nhắc lại. Nhưng cũng không thể nói đến tình huống là chính bản thân người đó cũng có thể có nhận định sai trái thì sao!?

Tương tự ở nhóm, thì ở mỗi cá thể lợi ích cũng có thể chia làm lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Nghĩa là lợi ích nó phải gắn liền với  một mốc thời gian cụ thể, hoàn cảnh cụ thể.

Hãy nói đến sự lười biếng ăn đầu tiên nhé

Lười biếng ăn ở mỗi người có thể là một trong các hành vi sau:

1. Đến giờ ăn nhưng không muốn đi ăn.

2. Đi ăn, nhưng không biết chọn món gì ăn.

3. Ăn nhưng cảm giác không ngon miệng, nên dẫn đến bỏ luôn món hoặc bỏ lại thức ăn thừa.

4. Ăn như cho có (nghĩa là cũng đi ăn, cũng chọn đại món, cũng ăn như ai ơi, cũng ăn bằng hết... nhưng lại thấy việc ăn là vô nghĩa, nhưng vẫn phải ăn).

Nói về lợi ích, chúng ta không phủ nhận ăn là có ích cho mỗi cá nhân, đúng không có gì bàn cãi về mặt nhu cầu sinh học. Có ăn thì mới có sức để làm những việc khác, hay nói cách khác là cơ thể cần năng lượng để duy trì sự sống và hoạt động.

Và ăn cũng là hoạt động lặp đi lặp lại, và con người cần  phải ăn để duy trì sự sống. Không ăn thì sẽ chết. Đó là điều hiển nhiên ai cũng suy nghĩ được.

Nhưng vấn đề nó nằm ở chỗ:

1. Không ăn thì không chết ngay được

2. Nhịn ăn 1 bữa thì cũng không làm chết người liền.

3. Đối với người tự nấu ăn thì phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ xem phải mua gì, nấu gì, khi nào nấu, nấu ra sao...

4. Đối với người đi ăn ở ngoài thì phải lựa chọn xem ăn món nào, tiền bao nhiêu...

5. Đối với người cần giảm cân thì phải lựa chọn ăn gì cho khỏi mập.

6. Đối với người cần giữ form cơ thể như đang tập gym thì ăn gì sẽ là đủ, phù hợp nhất.

...

Có rất nhiều vấn đề, để bắt đầu từ suy nghĩ ăn đến khi ăn.

Và từ đó sẽ dẫn đến sự trì hoãn, sự chán ghét, lo sợ khi ăn.

Và từ đó con người sẽ trở nên (lười) biếng ăn.

...

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự trì hoãn và sự lười biếng có phải là một hay không?

Lười biếng và Trì hoãn là 1 cặp trạng thái thường đi kèm với nhau. Thường sẽ có nhận định rằng những người lười biếng cũng sẽ là những người hay trì hoãn. Vậy câu hỏi đầu tiên là trì hoãn là gì? Hoãn là dời lại, lùi lại (một mốc thời gian) Trì là giữ lại + nắm chặt lấy, làm chậm lại. Trì hoãn là dừng không thực hiện một kế hoạch, một sự việc nào đó khi biết rằng nếu dừng lại sẽ có những hậu quả không tốt, tiêu cực hoặc theo một chủ đích nào đó, và thường phải mất một thời gian lâu sau mới có thể tiếp tục thực hiện tiếp hoặc có thể dẫn đến bỏ luôn không thực hiện nữa. Như trì hoãn không viết bài là cứ nghĩ đến việc viết bài, rồi lại thôi, không viết, rồi lại nghĩ đến việc viết nữa, rồi lại thôi... Sự trì hoãn thường là một chuỗi: suy nghĩ đến - quyết tâm làm - nhưng lại không làm - rồi lại suy nghĩ đến -..... Kết quả của sự trì hoãn thường sẽ là mất rất nhiều thời gian để từ suy nghĩ chuyển thành hành động và thường kèm theo một loạt những vấn đề phát sinh. Và những lý do đưa ra để giải

Tôi mệt mỏi và suy nhược ra sao

Khi cảm nhận sự mệt mỏi, nhưng sau đó cố gắng vượt qua bằng phương pháp không thích hợp sẽ dẫn đến kiệt sức. Kiệt sức trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược đó. Một ngày bắt đầu khi báo thức của điện thoại rung và báo thức lúc 5h sáng, cảm giác thiếu ngủ và mắt nặng trĩu kéo tôi chùng lại và phản ứng bằng cách vô thức tắt báo thức, sau đó tự nhủ rằng sẽ ngủ ráng thêm 10ph nữa thôi. Nhưng đời không như là mơ, tôi mở mắt ra thì đồng hồ đã trôi thêm được 1h nữa. Tôi bật dậy để kịp chuẩn bị một cách vô vọng cho hành trình một ngày mới.. Và một ngày làm việc kết thúc bằng việc lê tấm thân về nhà sau một ngày làm việc với tình trạng mờ mắt vì phải dính vào màn hình máy tính, người uể oải vì phải dính vào cái ghế chỗ ngồi suốt ngày. Trên đường về, với một lộ trình từ công ty về đến nhà tôi lại bị kẹt cứng trong các điểm kẹt xe trên đường. Nóng, mệt và bực bội vì xe cứ phải nhích từng chút giữa dòng xe cộ bấm còi inh ỏi, khói bụi, hơi nóng bao vây tứ phía, cái khẩu trang t

Cám dỗ của lười biếng

Tôi thật sự rất lười suy nghĩ, lười làm việc gì đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Cái này có phải là lười hay là chán? Đối với nhiều người thì "lười biếng" có thể là một trạng thái tiêu cực, nhưng đối với nhiều người thì đây lại là trạng thái tích cực. Khi xảy ra trạng thái này, có nhiều phản ứng khác nhau: - Có thể là tìm cách để thoát khỏi trạng thái này bằng cách làm gì đó khác với hoạt động hiện tại. Khác với hiện tại có thể tìm một việc khác để tăng cường độ vận động vật lý hoặc cũng có thể là giảm luôn hẳn cường độ vận động (như đi ngủ chẳng hạn) - Cứ để vậy luôn, làm biếng là làm biếng mà, thôi thì nó đang làm biếng thì cứ tà tà vậy đi. Thông thường khi đứng trước một vấn đề thì ta thường có những quyết định theo những chiều hướng sau: 1. Buông bỏ 2. Chấp nhận 3. Cố gắng vượt qua Buông bỏ có thể được đánh giá một sự thất bại, trong tư tưởng sẽ định hình tư duy "À việc này khó, mình không làm được đâu, sau này khỏi làm mất công" Chấp nhận có thể là sự hài lòng hoặc