Chuyển đến nội dung chính

Mình phải tập trung để làm việc

Để giành được sự tập trung để làm việc gì đó thì tôi phải suy nghĩ ra rất nhiều trò, và thử nghiệm rất nhiều cách. Nhiều cách trong đó rất dở hơi, nhưng cũng rất hiệu quả. Và thật sự là tôi cũng đã thất bại rất nhiều lần để có thể tập trung làm được đúng việc.

Để tập trung làm một việc gì đó, thông thường tôi sẽ tiến hành những bước như sau:

- Bước 1: Nói thầm trong đầu "Mình cần tập trung làm việc ABC bây giờ"

- Bước 2: Dọn sạch tâm trí.

- Bước 3: Chỉ làm việc ABC.

Nhưng đời thường không như là mơ. Để đi đến được Bước 3, tôi thường gặp rất nhiều cám dỗ. Cám dỗ ở đây là những suy nghĩ, những lo lắng sẽ liên tục mọc lên trong đầu. Và những ý nghĩ này sẽ làm gián đoạn, trì hoãn việc thực hiện Bước 3.

Lấy ví dụ như việc viết bài của tôi, trong giai đoạn này tôi đang lên kế hoạch để có thể viết và ra đều 1 ngày một bài. Để thực hiện được mục tiêu này, tôi cũng đã lên cho mình một lịch trình để có thể tập trung vào viết bài. Ví dụ:

- Xác định thời gian tốt nhất trong ngày để viết bài. Thường thì khoảng từ 14h-15h là thời gian tôi có thể tập trung tối đa cho việc viết. Một phần lý do là từ lúc bắt đầu đi học đến giờ, tôi nhận thấy thời gian này là lúc tôi có thể tập trung được tốt nhất cho việc viết lách. Một phần lý do là đây là khoảng thời gian tôi có thể thu xếp những việc khác được để có thể chú tâm ngồi viết. Đây là cách tôi xác định  dựa trên nhịp điệu sinh học của cơ thể và dựa trên hoàn cảnh.

- Để viết được thì phải có ý tưởng, việc hình thành nên ý tưởng viết sẽ bắt đầu từ việc suy nghĩ về vấn đề, có thể là đọc, xem hoặc tự sáng tạo ra dựa trên yêu cầu đề bài. Tôi thường tập trung vào việc suy nghĩ về chủ đề cho bài viết vào buổi sáng, trong thời gian di chuyển trên đường. Nghe có vẻ hơi nguy hiểm vì có thể là không tập trung cho việc điều khiển xe. Nhưng trong quá trình di chuyển trên đường, tôi có thể tiếp xúc được với nhiều người, người sự việc, sự vật thông qua việc quan sát. Và sau một thời gian tôi nhận thấy rằng: thay vì để tâm trí cảm thấy nhàm chán khi phải di chuyển hàng ngày qua cùng một lộ trình, thì chúng ta có thể tìm cách thay đổi lộ trình để có thể cảm nhận được sự mới mẻ, những điều thú vị mà ngày thường nếu cứ lặp đi lặp lại việc nhìn thấy, chúng ta sẽ trở nên thấy rất nhàm chán. Sự lấp đầy trong tâm trí bởi những điều mới mẻ, sẽ làm chúng ta không còn bước trên một lối mòn nhàm chán nữa. Lúc đó chúng ta tiếp nhận mọi thứ với sự háo hức và tò mò. Và tò mò là cách nhanh nhất để chúng ta tìm ra được nhiều ý tưởng, hay dở gì đó thì tính sau nhé. Tôi không thể là kiểu người có thể ngồi cùng vào một chiếc ghế, đối diện với một cái bàn, trên bàn có một ly cafe, uống cafe trong cùng 1 cảnh lặp đi lặp lại hàng ngày thì mới có thể bình tâm suy ngẫm được. Nếu ở trong hoàn cảnh này, tâm trí tôi thường bị đóng băng lại. Giống kiểu đang play thì nhấn pause lại vậy đó. Kiểu vậy tôi sẽ không suy nghĩ được gì nhiều. Chính vì vậy tôi chọn cách di chuyển để có thể có được ý tưởng.

- Sau khi đã lên ý tưởng, thì việc tập trung cho viết sẽ tập trung vào khung giờ mà tôi đã chọn. Và để bắt đầu vào viết. Tôi sẽ chuẩn bị theo kiểu giống như mấy ông bà gia xưa chuẩn bị để làm việc gì đó quan trọng. Thường thì để chuẩn bị làm một việc gì đó quan trọng, người ta thường sẽ tắm rửa sạch sẽ, đốt nhang, xông trầm... Kiểu là chuẩn bị cho cơ thể ở một tình trạng, tâm trạng bình tĩnh, sạch nhất có thể. Thì tôi cũng kiểu vậy, khi bắt tay vào viết tôi sẽ cố gắng dọn sạch tâm trí mình để có thể tập trung được nhiều nhất cho việc viết.

Việc chuẩn bị này có nhiều lúc bị phá sản. Thường thì tôi sẽ chọn mở ngẫu nhiên một danh sách nhạc nào đó, để tiếng nhạc sẽ tách tôi ra khỏi xung quanh, để có thể tập trung cho công việc cần làm. Nhưng có lúc nghe thấy hay quá, thay vì tập trung được vào công việc thì tôi lại bị hấp dẫn bởi âm nhạc. Hậu quả là thay vì ngồi làm việc thì lại là ngồi nghe nhạc cho đã. Haiz, cám dỗ nhiều quá mà.



- Sau khi đã làm sạch tâm trí, tôi đã có thể bắt đầu viết được rồi. Nhưng trong quá trình tập trung viết, không phải lúc nào cũng tập trung được. Một quá trình lặp đi lặp lại là viết - suy nghĩ - viết - suy nghĩ -... Không phải lúc nào cũng lặp lại được liên tục điều này trong khoảng thời gian đó. Lúc nào tôi cũng gặp phải sự gián đoạn, có thể là từ bên ngoài (như điện thoại, ai đó gọi...) hoặc từ bên trong (như bí ý tưởng, buồn ngủ,..). Nếu tôi đủ kiên tâm bền trí để quay lại được quá trình viết thì thật là may mắn, thường là sẽ đem lại kết quả tốt là một bài hoàn thiện. Nhưng thật không may, rất nhiều lúc tôi đã bị sự gián đoạn làm đứt gãy hoàn toàn sự tập trung của mình. Tôi nghĩ phần lớn là do bản thân không kiên định được trước cám dỗ thôi, chứ không thể đỗ lỗi cho hoàn cảnh được.

Trên đây là kinh nghiệm về sự tập trung ngắn hạn của bản thân tôi.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Activity diagram, Component Diagram and Deployment Diagram in System Analysis and Design

Activity diagram Activity diagrams are widely used in system analysis and design to model the behavior of a system, particularly for business processes and workflows. In system analysis and design, activity diagrams are used to model the steps or activities involved in a particular process or use case scenario. Activity diagrams in system analysis and design typically have the following characteristics: Start and end points: The diagram should begin with a start point, which represents the initiation of the process or use case, and end with an end point, which represents the completion of the process or use case. Actions: The actions or steps involved in the process or use case should be represented by rectangular boxes, and the actions should be organized in a logical sequence. Control flow: The flow of control between actions should be represented by arrows. Arrows should indicate the order in which actions are performed and the conditions that determine the path of the process or us

Diagrams in System Analysis and Design

Diagrams in System Analysis and Design In system analysis and design, diagrams are used to represent the different aspects of a system, its components, and their interactions. The main types of diagrams used in system analysis and design include: Use case diagrams: This type of diagram is used to describe the functionality of a system from the user's perspective. It shows the different use cases (or scenarios) in which a user interacts with the system, as well as the actors (or users) who are involved in those interactions. Activity diagrams: This type of diagram is used to represent the flow of activities within a system. It shows the sequence of activities and decisions involved in a particular process or use case. Sequence diagrams: This type of diagram is used to represent the interaction between objects in a system. It shows the sequence of messages exchanged between objects in a particular scenario or use case. Class diagrams: This type of diagram is used to represent the str

Suffix -ing -es -ed in English

-ING ID End with Rules For example (e.g.) 1 e End in 'e' - drop the 'e' then add 'ing' live > living drive > driving joke > joking 2 ie End in 'ie': - i > y - drop the 'e' then add 'ing' lie > lying die > dying 3 ee, oe, ye Just add 'ing' see > seeing, agree > agreeing tiptoe > tiptoeing dye > dyeing 4 w, x, y Just add 'ing' bow /baʊ/ > bowing fix /fiks/ > fixing say /seɪ/ > saying 5 vowel + consonant 1. (End in vowel-consonant) + One-syllable word 2. (End in vowel + consonant ) + stress (final syllable) > x2 final cosonant + _ing 1. put > putting sit > sitting cut > cutting run > running 2. beginning 6 c Add a -k + -ing mimic /ˈmɪm.ɪk/ > mimicking 7 consonant + vowel + -l [en] double -l + -ing [us] just add -ing travel > travelling [en] - traveling [us] 8 others Just add 'ing' rain > raining -ED ID End with Rules For example (e.g.) 1 e End in 'e